Khác Binh đoàn La Mã

Cách đọc tên một Quân đoàn

Vị trí đóng quân của các Quân đoàn năm 80. Mỗi chấm đỏ tượng trưng cho vị trí đóng quân của một quân đoàn. Bấm vào ảnh để xem hình phóng to.

Tên của một Quân đoàn được đặt theo nhiều cách nhưng thường theo công thức chung như sau:[33]:
Legio -Số thứ tự-1 (-Tên người thành lập-) hoặc (-Tên địa danh-)2 (-danh hiệu hoàng đế trao tặng-)3
Nguyên tắc trong "- -" thì bắt buộc "(- -)" thì có hay không cũng được (nhưng hay có)
Ví dụ (dùng hẳn tiếng gốc)

Legio XIIILegio IX HispanaLegio I Adiutrix pia fidelis
  • Giải thích:

1Số thứ tự của quân đoàn để phân biệt với các quân đoàn khác (nhưng không độc nhất). Tất cả các quân đoàn ngay khi mới ra đời đều chỉ có số thứ tự, chưa có các danh hiệu tiếp theo sau ví dụ như Legio I Adiutrix pia fidelis lúc mới thành lập chỉ có tên là Legio I
2 Là tên tỉnh mà ở đó quân đoàn đã giành được chiến thắng nổi bật. Ví dụ:Legio IX Hispanacó nghĩa là họ đã đánh thắng một trận chiến quan trọng ở Hispana (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay)
3 Là danh hiệu được Hoàng đế ban tặng sau các sự kiện quan trọng thể hiện phẩm chất đặc biệt của quân đoàn. Ví dụ:

  • Pia fidelis: có nghĩa là Trung thành, được trao tặng khi quân đoàn duy trì lòng trung thành với Hoàng đế khi bạo loạn nổ ra.
  • Victrix: có nghĩa là chiến thắng, được trao tặng khi quân đoàn thắng một trận vang dội hoặc nhiều chiến thắng liên tiếp.
  • Gemina: có nghĩa là đôi, chỉ các quân đoàn kép được hợp nhất từ hai quân đoàn khác nhau, các quân đoàn Gemina khi ra trận có hai biểu tượng Aquila.
  • Augusta: vừa có nghĩa là tôn kính, cao quý, vừa có thể là tên vị Hoàng đế lập ra quân đoàn. Các quân đoàn được mang danh hiệu Augusta viết như sau: Legio III Augusta hay Legio I Augusta, Germanica.


Ngoại lệ:

  • Legio I, Legio II, Legio III và Legio IV là các quân đoàn dự bị cơ động thuộc Viện Nguyên lão, chỉ được thành lập khi La Mã bị đe dọa và giải thể ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
  • Equestris: quân đoàn hiệp sĩ, là danh hiệu được mang ngay khi thành lập chỉ nguồn gốc xuất thân của binh lính là tầng lớp hiệp sĩ (equestrian).

Như vậy, "Legio I Augusta, Germanica" có thể gọi là "Quân đoàn I Germanica Cao quý".[34] Tuy nhiên, cách đặt tên trên có thể có nhiều ngoại lệ, tên gọi của một quân đoàn cũng không cố định mà có thể thay đổi theo từng thời kỳ.

Liên quan

Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh đoàn La Mã Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh đoàn Lê dương Pháp Binh pháp Tôn Tử Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa Binh chủng Hóa học, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam